Trải qua nhiều thế hệ, cộng đồng người Việt đã hoà nhịp vào phong tục tập quán và văn hoá tín ngưỡng của người bản địa nhưng không phải vì thế mà quên đi nguồn gốc tổ tiên Âu Lạc.

Một đặc điểm dễ nhận thấy đó là những ngôi chùa do các vị Tăng sĩ người Việt đi vân du, hoằng pháp tại Lào kiến tạo đã tồn tại hàng trăm năm qua, đến nay đa phần vẫn giữ được nét đặc trưng của văn hoá dân tộc.

phó thủ tướng Trương Hoà Bình thăm Phật giáo Việt Nam tại Lào2

Qua quá trình nghiên cứu lịch sử về cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lào thì được biết; người Việt Nam di cư qua Lào từ thế kỷ thứ V của thời nhà Lý, nước Đại Việt. Đến đầu thế kỷ XX, do tình hình chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng năm có hàng ngàn người Việt di cư đến Lào để tạm trú. Sau năm 1975 đến nay, khi Việt Nam và Lào được độc lập, sự giao thương về kinh tế, văn hoá giữa 2 nước được diễn ra thường xuyên hơn. Từ đó, người Việt định cư lâu đời kết hợp cùng người Việt mới di cư qua tạo thành một cộng đồng người Việt đông đảo trải dài trên 3 miền Thượng, Trung và Hạ Lào.

phó thủ tướng Trương Hoà Bình thăm Phật giáo Việt Nam tại Lào1 - Copy

chùa Phật Tích - Viêng chăn1 Các ngôi chùa Việt là nơi bảo tồn nét đẹp truyền thống, văn hoá, tín ngưỡng và ngôn ngữ Việt Nam nơi đất nước triệu voi.

Phật giáo Việt Nam du nhập vào Lào từ đầu thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay. Từ khoảng năm 1930 đến trước 1975, Hoà thượng Nhật Trung, Hoà thượng Quảng Thiệp, Hoà thượng Thanh Tuất, Hoà thượng Trung Quán, Hoà thượng Tố Liên, Hoà thượng Nhật Liên, Hoà thượng Minh Lý và một số vị Tôn túc khác, khi đến Lào đã cảm thấy thương mến đồng bào xa quê hương do chiến tranh loạn lạc nên đời sống vật chất, văn hoá và tín ngưỡng có phần thiếu thốn. Để kết nối tình đồng bào của hơn 30.000 người Việt nơi đất khách, chư Tôn đức Hoà thượng đã cho kiến tạo nên 13 ngôi chùa trải dài trên khắp đất nước Lào.

chùa Pháp Hoa - Seno2

Đến tháng 11/2018, nhằm tăng cường hoạt động tích cực đối với việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị Phật giáo Việt – Lào, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và giúp đỡ các cơ sở tự viện và Tăng Ni, Phật tử tại Lào, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Liên minh Phật giáo Lào đã cho phép thành lập Ban điều phối Giáo hội Phật giáo VN tại Lào.

chùa Phật tích - Luang Phabang3

Chua Bang Long Ngôi chùa Việt ở Lào không chỉ đem lại sự bình an cho người sống, mà còn là nơi yên nghỉ của bao thế hệ người Việt ở Lào.

Chùa Bàng Long ở thủ đô Viêng Chăn được xây dựng từ năm 1943, dưới sự phát tâm hiến đất của ông Ban Được, Hoà thượng Thích Tố Liên đã kiến tạo ngôi chùa với quy mô nhỏ theo kiểu nhà sàn của người Lào. Đến năm 1946, Đại đức Thích Thiện Liên đảm nhận trụ trì, cùng bà con Phật tử Viêng Chăn tiến hành xây dựng ngôi tháp xá lợi, tôn tượng Quan Thế Âm, tăng xá, khách đường và trùng tu lại chánh điện 2 lần vào năm 1951 và 1955. Đến 1960, chùa được Hoà thượng Nhật Liên phát nguyện đại trùng tu lại chùa Bàng Long với diện tích gần 5.000m2, trong đó có chánh điện với triến trúc Âu – Á trang nghiêm. Đến 1969, Hoà thượng Trung Quán đến tiếp nhận và làm trụ trì. Chùa Bàng Long từng là nơi cộng trú của các danh Tăng VN khi du hoá và xiển dương Phật giáo Bắc tông ở xứ Lào, cũng là Trụ sở của Giáo hội Phật giáo người Việt tại Lào thời điểm đó. Hiện nay, chùa do Thượng Toạ Thích Thọ Lạc trụ trì.

chùa Bàng Long1

Chùa Phật Tích với tên địa phương là chùa Phabat được Hoà thượng Thích Thanh Tuất và bà con Việt kiều xây dựng vào năm 1959 trên nền đất chùa làng bị bỏ hoang tại thủ đô Viêng Chăn. Sau đó, Hoà thượng Trung Quán là người có công hoàn thiện ngôi chánh điện và xây thêm cổng tam quan, tháp xá lợi. Hiện nay, chùa Phật tích có diện tích hơn 2.000m2, trước sân có tôn trí tượng Phật Tam Thế, bên ngoài có an trí tượng Bồ Tát bằng gỗ nguyên khối. Nơi đây thu hút đông đảo tín đồ Phật tử người Việt và người Lào thường xuyên đến lễ bái và tu học. Từ trước năm 2000 đến nay, chùa Phật Quang được dẫn dắt và trụ trì bởi TT.Thích Minh Quang.

chùa Phật tích - Luang Phabang1

Vào năm 1960, Hoà thượng Nhật Liên cũng đã xây dựng am Phật Tích Linh Ứng nơi chợ Sáng. Ngoài ra, Hoà thượng còn thiết lập nghĩa trang Phật giáo cho cộng đồng người Việt ở Viêng Chăn. Trong khuôn viên đất nghĩa trang, Ngài đã cho dựng chùa Đại Nguyện để chăm sóc hương linh của đồng bào người Việt quá cố nơi đất khách, quê người.

chùa Phật Tích - Viêng chăn1

Duyên Khởi